Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai

Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai

Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai

Máy Phát Điện 3 Pha

Máy Phát Điện Nhật Bản
Cho Thuê Máy Phát Điện

Trang chủ Tin tức Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai

Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai

Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai

Thế kỷ XV, XVII, Đồng Nai chưa có tên trên bản đồ nước Việt; song, tài liệu khảo cổ đã chứng minh người xưa sinh sống ở Đồng Nai từ rất sớm, cách đây nhiều nghìn năm; có đủ dấu ấn của các nền văn minh: Đá cũ, đá mới, đồng thau, sắt sớm... Mọi nơi ở Đồng Nai, từ vùng bán sơn địa như: Hàng Gòn, Dốc Mơ, Dầu Giây, Suối Linh, Nam Cát Tiên... đến miệt đồng bằng ven sông biển như: Phước Tân, Gò Bường, Cái Vạn, Rạch Lá, Bưng Bạc... đều có dấu ấn vết người xưa với nếp sống quần cư, chế tác vũ khí và vật dụng sinh hoạt ở trình độ cao, có quan hệ giao lưu với văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo và các nền văn minh khác trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả khảo cổ cho phép nhận xét: Từ giai đoạn sắt sớm, nền kinh tế nông nghiệp bán sơn địa đã hình thành, biến Đồng Nai từ thiên nhiên còn hoang sơ, nguyên thủy, trở thành địa bàn kinh tế dân cư “trù phú vào bậc nhất của trung tâm văn minh nông nghiệp Đồng Nai - Đông Nam bộ”. Những: Mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, qua đồng Long Giao, cổ vật Nam Cát Tiên... là di sản văn hóa chứng minh thời rực rỡ của các nền văn minh cổ xưa. Những nền văn minh này hiện không còn “phát sáng”, chỉ vương lại những “hồi quang” đứt gãy trong đời sống của người thời nay. 

Cột mốc đánh dấu lịch sử hành chính của Đồng Nai thường được nhắc đến là năm Mậu Dần (1698) khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phương Nam, đưa vùng đất Đồng Nai vào lãnh thổ cai quản của Chúa Nguyễn. Nhưng trước đó, thần dân của Chúa Nguyễn đã là chủ nhân của xứ Đồng Nai. Sự xuất hiện của hai sở thuế ở Sài Gòn và Bến Nghé năm 1623 đã hé mở sự xuất hiện của người Việt sinh sống buôn bán tại đây từ thập niên 20 của thế kỷ XVII. Tài liệu của nhà truyền giáo Gouge và Labbé (đã dẫn) thừa nhận người Đàng Trong và cả người nước ngoài khai hoang, cày cấy ở vùng Đồng Nai trước năm 1701 đến vài chục năm. Năm 1658, Chúa Nguyễn sai Nguyễn Phước Yến đem 3.000 quân dẹp loạn đến Mô Xoài (Mỗi Xuy) chứng tỏ người Việt đã làm chủ tình hình ở đây. Năm 1679, nhóm người Hoa gồm Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn, Trần Thượng Xuyên đem 50 thuyền, 3.000 gia nhân đến xin trú ngụ, Chúa Nguyễn Phước Tần cho khai khẩn đất phương Nam: Nhóm Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn đến Mỹ Tho (Tiền Giang); nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàng Lân (Biên Hòa), góp phần xây dựng Cù Lao Phố thành thương cảng sầm uất, giao dịch với thương nhân trong và ngoài nước

19 năm sau mới là sự kiện Nguyễn Hữu Cảnh lập huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên; lập huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh có các chức quan: Lưu thủ, cai bộ, ký lục; chiêu mộ thêm người, đặt thôn làng, lân, ấp; chuẩn định thuế đinh điền. Lúc ấy, dân số gồm cả Trấn Biên và Phiên trấn hơn 4 vạn hộ. Người Hoa ở Trấn Biên lập xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập xã Minh Hương

Khi có Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng ở Đồng Nai đi vào hoạt động tự giác, có tổ chức, hướng đến mục tiêu trước mắt và lâu dài, xác định từng bước đi thích hợp. Giai đoạn 1935 đến trước tháng 8 năm 1945, chủ yếu là dân sinh dân chủ kết hợp đấu tranh chính trị, kết hợp nuôi dưỡng lực lượng vũ trang để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị liên tục của các tầng lớp nhân dân chứng tỏ sự trưởng thành của các lực lượng cách mạng: Liên đoàn học sinh trường tiểu học Bình Hòa được Đảng lãnh đạo rải truyền đơn kêu gọi tinh thần cách mạng ngày 1 tháng 5 năm 1935

Những năm 1949-1954, lực lượng cách mạng ở Biên Hòa - Đồng Nai trưởng thành vững vàng, các chiến khu được củng cố, tăng năng lực sản xuất và chiến đấu; chiến thắng trước thử thách của thiên tai lũ lụt Nhâm Thìn 1952; đánh và thắng địch bằng nhiều cách: du kích, đột kích, tập kích trên khắp các chiến trường, kết hợp binh vận, diệt ác trừ gian ở cơ sở, và ở ngay cả trong lòng địch; tiếp tục ghi nhiều chiến công lịch sử, như: Trận tập kích đồng loạt phá 50 tháp canh của giặc ngày 22 tháng 3 năm 1950; đánh bại nhiều cuộc càn quét qui mô của địch vào chiến khu Đ; đốt kho xăng dầu ở Phước Lư (Biên Hòa) tấn công trại giam Thủ Đức giải thoát 120 tù chính trị (tháng 8 năm 1950), tập kích yếu khu Trảng Bom (20/7/1951), cài mìn diệt máy bay giặc ở sân bay SIPH (tháng 4/1952)... Kết quả kháng chiến chống Pháp của quân dân Biên Hòa đã góp phần quan trọng trong thắng lợi chung ở chiến trường Nam bộ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ..

Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai

Thời kỳ 1945 - 1954, địa giới hành chính Biên Hòa lại thay đổi vì mục đích quân sự. Năm 1951, quận Bà Rá đổi thành quận Sông Bé và nhập về tỉnh Thủ Dầu Một; trong khi đó chính quyền cách mạng nhập hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Biên; Bà Rịa và Chợ Lớn thành tỉnh Bà Chợ (trong đó có huyện Long Thành thuộc tỉnh Biên Hòa) để tiện cho hoạt động kháng chiến. Từ năm 1957, chính quyền Mỹ-Diệm chia Biên Hòa thành 2 tỉnh: Biên Hòa và Long Khánh; lúc đó tỉnh Biên Hòa gồm 4 quận (Châu Thành, Dĩ An, Long Thành, Tân Uyên); năm 1959, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Phước Thành gồm 3 quận: Hiếu Liêm, Tân Uyên, Phú Giáo đến tháng 7 năm 1965 thì giải thể; năm 1960, đặt quận Nhơn Trạch tách từ quận Long Thành và 1963 tách 1 phần quận Châu Thành lập quận Công Thanh; tỉnh Long Khánh có 2 quận (Xuân Lộc và Định Quán); đến năm 1967, tỉnh Long Khánh có thêm quận Kiệm Tân.

Đến năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh, Tân Phú. Từ năm 1978 đến nay thêm nhiều lần điều chỉnh đơn vị hành chính cấp huyện: Sát nhập huyện Duyên Hải (Cần Giờ) vào thành phố Hồ Chí Minh (1978), thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo gồm: Thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn và huyện Côn Đảo (1979), lập huyện Trường Sa trước thuộc huyện Long Đất, sau thuộc Khánh Hòa (1982) rồi Nha Trang (1994); thành lập thị xã Vĩnh An (1985) rồi trở lại huyện Vĩnh Cửu (1994); chia huyện Xuân Lộc thành hai huyện: Long Khánh và Xuân Lộc (1991); chia huyện Tân Phú thành hai huyện mới: Tân Phú và Định Quán (1992), 3 huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc nhập với Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo thành tỉnh mới Bà Rịa -Vũng Tàu (1991); chia huyện Long Thành thành hai huyện: Long Thành và Nhơn Trạch (1994).

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai gồm thành phố Biên Hòa (đô thị loại II) và 8 huyện: Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch với diện tích 5.866,4 km2.

Sưu tầm - tài liệu tham khảo

Bạn có biết tại tỉnh Đồng Nai, Đơn vị cung cấp lắp đặt máy phát điện đảm bảo uy tín ?

Giới thiệu : Máy Phát Điện Chạy Dầu Nhập Khẩu

Hotline: 0906 495 795 ( Mr. Hiền)

STT

Chọn công suất máy phát điện

STT

Chọn công suất máy phát điện

1

Máy Phát Điện 20 Kva

9

Máy Phát Điện 150 Kva

2

Máy Phát Điện 25 Kva

10

Máy Phát Điện 200 Kva

3

Máy Phát Điện 30 Kva

11

Máy Phát Điện 250 Kva

4

Máy Phát Điện 45 Kva

12

Máy Phát Điện 300 Kva

5

Máy Phát Điện 60 Kva

13

Máy Phát Điện 350 Kva

6

Máy Phát Điện 75 Kva

14

Máy Phát Điện 400 Kva

7

Máy Phát Điện 90 Kva

15

Máy Phát Điện 450 Kva

8

Máy Phát Điện 100 Kva

16

Máy Phát Điện 500 Kva

Máy phát điện công suất lớn vui lòng liên hệ Hotline nhận báo giá tốt nhất

Đối tác chúng tôi
icon